6 Câu Nói Tinh Tuý Trong Binh Pháp Tôn Tử: Học Được Thọ Ích Cả Đời

Vì nội chiến, Tôn Tử đã phải chạy đến La Phù Sơn ở ngoại thành Cô Tô, kinh đô của nước Ngô để an cư và tập trung nghiên cứu về binh pháp. Sau nhiều năm ẩn cư, ông đã viết cuốn sách “Binh Pháp Tôn Tử” nhằm chia sẻ những kinh nghiệm và chiến thuật tác chiến của các bậc tiền nhân, góp phần vào sự thịnh vượng và uy vũ của nước Ngô.

Bộ sách này không chỉ có tác dụng trong binh đao xưa, mà ngày nay, các doanh nhân và nhà lãnh đạo tài ba cũng coi nó như một cuốn sách “gối đầu giường” để hướng dẫn cho mọi hoạt động của bản thân. Đặc biệt, binh pháp Tôn Tử còn được áp dụng rộng rãi trong chiến lược kinh doanh ở Nhật Bản.

Tôn Tử đã viết: “Binh gia, việc quốc gia đại sự, chỗ sống và chết, đạo tồn vong không thể không suy xét”. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng, dù các ngành và nghề khác nhau, nhưng áp dụng binh pháp Tôn Tử mang lại hiệu quả tương tự. Một quyết định của người lãnh đạo có thể tác động sâu sắc đến hàng ngàn người lao động.

Vì vậy, khi đối mặt với một quyết định, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật thường áp dụng trí huệ trong binh pháp Tôn Tử để đưa ra quyết sách của mình. Theo thống kê của tạp chí kinh tế Diamond, có tới 31% người đứng đầu danh sách 1000 nhà doanh nghiệp lớn thừa nhận ảnh hưởng của binh pháp Tôn Tử trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài việc áp dụng binh pháp Tôn Tử vào quản lý nhân sự và tổ chức bộ phận trong doanh nghiệp, các lãnh đạo còn dùng triết lý “Nhất đạo, nhị thiên, tam địa, tứ tướng, ngũ pháp” (quy luật, thiên thời, địa lợi, người lãnh đạo, chế độ) để đo lường tình thế và trạng thái của mình.

Dưới đây là 6 câu nói tinh tuý trong binh pháp Tôn Tử:

1. Binh vô thường thế, thủy vô thường hình, năng nhân địch biến hóa nhi thủ thắng giả, vị chi thần

Người dùng binh cũng giống như thế nước chảy, luôn vô định, vô hình tuỳ cơ ứng biến, không có quy mô cố định. Nếu biết tận dụng tình hình biến đổi của địch mà biến đổi theo đó để giành thắng lợi, đó chính là “dụng binh như Thần”.

2. Tri khả dĩ chiến dữ bất khả chiến giả thắng

Người lãnh đạo chỉ khi biết khả năng của mình, khi nào có thể đánh, khi nào không nên đánh, mới đạt được chiến thắng.

3. Cố thiện chiến giả, cầu chi ư thế, bất trách ư nhân, cố năng trạch nhân nhi nhậm thế

Người làm tướng chỉ khi biết thiện chiến, biết dựa vào tình thế, chứ không phải chỉ dựa vào binh lính. Chỉ khi có tình thế tốt mới chọn người thích hợp để đương đầu, như vậy mới có thể quyết định được thắng bại toàn diện.

4. Công kỳ vô bị, xuất kỳ bất ý

Nhân lúc địch không chuẩn bị, không suy nghĩ trước, bất ngờ đột kích để giành thắng lợi.

5. Tri bỉ tri kỷ, bách chiến bất đãi

Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Nắm rõ được tình thế của cả bên mình và địch sẽ giúp ta giữ lợi thế và giành chiến thắng.

6. Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã, bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã

Người lãnh đạo bách chiến bách thắng không nhất thiết là người giỏi chiến thuật. Chỉ khi không cần đánh mà vẫn có thể khuất phục quân địch mới thực sự là người giỏi chiến thuật, người lãnh đạo có giới hạn cao nhất.

Với những câu nói tinh tuý này, binh pháp Tôn Tử mang đến cho chúng ta những bài học quý giá về quản lý, lãnh đạo và chiến lược kinh doanh.