Thủ Tục Lập Bàn Thờ Ông Táo: Đem Về Sự May Mắn Cho Gia Đình Mới

Thờ cúng ông Công ông Táo là một phong tục đẹp đẽ của người dân Việt Nam. Để thể hiện lòng thành và gửi gắm mong ước về một năm mới tràn đầy may mắn, mưa thuận gió hòa, cách lập bàn thờ Ông Táo khi về nhà mới được tiến hành một cách chu đáo. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết quy trình này để mang về sự may mắn và thịnh vượng cho gia đình.

Ý Nghĩa Thờ Cúng Ông Công Ông Táo

Theo tục lệ, vào ngày 23 tháng Chạp, hầu hết mọi gia đình Việt đều tiến hành lễ cúng để tiễn ông Công ông Táo về trời. Theo truyền thuyết dân gian, ông Công là vị thần cai quản đất đai, còn ông Táo trông coi việc bếp núc. 23 tháng Chạp là ngày mà ông Công ông Táo chầu Ngọc Hoàng để báo cáo về những hoạt động dưới hạ giới.

Vì thế, không chỉ lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới, nhiều gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để bày tỏ lòng biết ơn đến các vị thần vì đã cai quản mọi việc trong gia đình. Trên thực tế, trong tín ngưỡng dân gian, Táo Quân có nguồn gốc từ 3 vị thần là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ. Tuy nhiên sau này được Việt hóa thành sự tích 2 ông 1 bà tức là vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp. Người dân Việt Nam thường gọi là Táo Quân hoặc ông Táo. Lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới để thờ cúng, cầu mong các vị thần linh phù hộ và báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt đẹp.

Lập Bàn Thờ Ông Táo Khi Về Nhà Mới Cần Những Gì?

Mâm lễ lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới sẽ tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình. Gia chủ có thể lập bàn thờ Ông Táo mới tại bếp hoặc thờ chung trên ban gia tiên. Tuy nhiên không thể thiếu những vật phẩm như mâm cỗ mặn, hương nhang, hoa tươi, 3 bộ mũ 2 nam 1 nữ, vàng mã, giấy tiền.

Cách Lập Bàn Thờ Ông Táo Khi Về Nhà Mới

Có nên lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới? Thông thường, gia chủ sẽ rước ông Táo về nhà mới cùng lúc với lễ nhập trạch. Ngày lập bàn thờ Ông Táo phải là ngày đẹp để mọi sự thuận lợi và suôn sẻ hơn. Sau đây, Tâm Việt sẽ hướng dẫn lập bàn thờ Ông Táo, thủ tục lập bàn thờ sẽ được thực hiện lần lượt như sau:

  1. Bước 1: Khi chuyển đồ vào nhà mới, nên mang một cái chiếu hoặc một cái nệm vào trước.
  2. Bước 2: Đặt mâm lễ theo hướng đẹp, phù hợp với tuổi hoặc mệnh của gia chủ. Bày biện lễ vật một cách gọn gàng, chu đáo.
  3. Bước 3: Gia chủ tự tay thắp nhang và cắm vào lư để xin nhập trạch. Sau đó xin phép thần linh được rước vong linh gia tiên về nơi ở mới.
  4. Bước 4: Đọc văn khấn lễ nhập trạch gồm văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.
  5. Bước 5: Khai bếp (đun nước, pha trà dâng lên thần linh và gia tiên).

Cách Đặt Bàn Thờ Ông Táo Chuẩn Phong Thủy

Để quá trình lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới được diễn ra suôn sẻ và mang lại nhiều may mắn, gia chủ cần đặc biệt quan tâm tới vị trí và hướng đặt bàn thờ.

Vị Trí Đặt Bàn Thờ Ông Táo

Táo Quân là vị thần cai quản việc bếp núc nên bàn thờ phải được đặt ở nhà bếp để không gian luôn ấm cúng. Bởi lẽ bếp ấm, nhà mới an. Có thể đặt bàn thờ ở phía trên hoặc cạnh bếp nấu, không được đặt bên dưới hoặc quá xa vì như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự linh thiêng của việc thờ cúng.

Hướng Đặt Bàn Thờ Ông Táo

Tương tự như khi lập bàn thờ gia tiên, việc lựa chọn hướng đặt bàn thờ ông Táo cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp gia đình tránh được vận xui, sức khỏe dồi dào, mở mang tài lộc. Lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới cần lưu ý các hướng sau:

  • Hướng tốt: hướng Đông Bắc, hướng chính Tây, hướng Tây Nam, Tây Bắc.
  • Hướng xấu: hướng Bắc, chính Đông, Đông Nam, hướng Nam.

Hướng đặt bàn thờ ông Táo phải đảm bảo tuân thủ theo nguyên tắc “tạo hung hướng cát”, tức là đặt bếp tại hướng xấu và nhìn về những hướng tốt. Như vậy sẽ xua tan được những vận khí xấu, mang đến vượng khí cho ngôi nhà. Tốt nhất nên đặt bàn thờ theo hướng Tây Nam và tránh đặt bàn thờ theo hướng thuộc hành Thủy.

Bàn Thờ Ông Công Ông Táo Gồm Những Gì?

Tùy vào điều kiện kinh tế và quan niệm của mỗi gia đình mà việc chuẩn bị những vật phẩm trên bàn thờ Ông Công Ông Táo sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên, trên bàn thờ sẽ không thể thiếu kệ được xây hoặc đóng bằng gỗ, bài vị ông Táo, bình hoa, bát nhang, ly nước, đĩa đựng trái cây.

Văn Khấn Lập Bàn Thờ Ông Táo Đầy Đủ, Chính Xác

Bài cúng lập bàn thờ Ông Táo đầy đủ như sau:

Nam mô a di đà Phật!

(lặp lại 3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các ngài Thần Linh Thổ Địa, Bản Gia Táo Quân, Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….

Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản tọa chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tấu trình:

Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.

Nay gia đình chúng con công trình viên mãn, hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:… và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.

Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.

Tín chủ lại mời các vị Hương Linh phảng phất trong khu vực này, các Linh Hồn Chiến sĩ trận vong, các oan hồn uổng tử không nơi nương tựa quanh đây xin cùng tề tựu hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ thành tâm lễ tạ Chư vị Hương Linh bấy lâu đã hộ trì tín chủ khởi công thuận lợi, cho đến nay đã hoàn tất thi công, tín chủ lại xin các vị tiếp tục phù trì tín chủ từ đây ăn nên làm ra, gia đạo thuận hòa, người người an lạc, nạn tiêu tai giảm, toàn gia hưng thịnh.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Cẩn cáo!

Nam mô a di Đà Phật!

(lặp lại 3 lần)

Lưu Ý Khi Lập Bàn Thờ Ông Công Ông Táo Khi Về Nhà Mới

Cách lập bàn thờ ông Táo khi về nhà mới dù không cần quá cầu kỳ nhưng vẫn phải đảm bảo giữ được sự trang nghiêm, tránh thất lễ với các vị thần. Muốn vậy, gia chủ cần lưu ý:

  • Không đặt bàn thờ ông Táo gần những nơi ô uế như nguồn nước và bồn rửa. Bởi theo quan niệm, chốn thờ cúng thuộc hành hỏa còn nước là hành Thủy nên rất dễ kỵ nhau. Từ đó dễ gây ảnh hưởng đến gia đạo.
  • Không lập bàn thờ ông Công ông Táo đối diện nhà tắm, nhà vệ sinh.
  • Đối với những gia đình có diện tích nhà bếp khiêm tốn, gia chủ cũng có thể đặt bàn thờ phía trên máy hút mùi.
  • Nên chọn vị trí cao hơn mặt bếp và ít sử dụng để tránh gây va chạm làm động bát hương.

Việc sử dụng bàn thờ treo tường để thờ ông Công ông Táo đang được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi sự nhỏ gọn, tiện lợi và dễ dàng lắp đặt. Đặc biệt, đây là giải pháp hoàn hảo giúp tối ưu diện tích dành cho các căn hộ chung cư không có phòng bếp riêng hoặc khu bếp quá chật chội. Vì bàn thờ được lắp đặt trên cao nên việc thờ cúng ông Công ông Táo sẽ thanh tịnh và linh thiêng hơn, tránh bị phiền nhiễu bởi sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.