Tổng hợp 15 câu hỏi phỏng vấn phổ biến ngành marketing

Nhà tuyển dụng thường đặt những câu hỏi khó và thú vị khi phỏng vấn ngành marketing. Vì vậy để giúp bạn chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn marketing sắp tới, chúng tôi đã tổng hợp 15 câu hỏi phỏng vấn phổ biến ngành marketing trong bài viết sau đây. Cùng khám phá nhé!

1- Bạn hãy giới thiệu sơ qua về bản thân của mình?

Đây là câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường sử dụng để bắt đầu buổi phỏng vấn. Mặc dù chỉ là một câu hỏi đơn giản nhưng qua câu trả lời của bạn, họ có thể đánh giá sơ bộ về con người và khả năng biểu đạt của bạn.

Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị một câu trả lời ngắn gọn, súc tích để nêu bật các thông tin về bản thân. Bạn cũng có thể nói thêm về các kinh nghiệm, kỹ năng của mình trong ngành marketing. Hãy trả lời câu hỏi một cách trung thực và chính xác nếu không khi nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn bạn sẽ không thể trả lời được.

tuyển dụng nhân sự cấp cao

2- Theo bạn, marketing và sale khác nhau như thế nào?

Nhà tuyển dụng rất thường hỏi câu này khi phỏng vấn ứng viên ngành marketing. Qua câu hỏi họ muốn biết bạn có thực sự hiểu rõ bản chất công việc mình đang ứng tuyển hay không. Vì vậy bạn nên trả lời tập trung vào bản chất của hai ngành nghề này.

Bạn có thể trả lời như sau: “Theo tôi, sale là hoạt động đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng còn marketing đưa sản phẩm đến tai khách hàng. Đây là hai hoạt động bổ trợ cho nhau, cùng hướng đến việc thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá. Trong khi marketing tác động đến người tiêu dùng tạo ra sức kéo thì sale tác động đến người bán và khách hàng tạo ra sức đẩy.”

tuyển dụng marketing
Xem thêm >>> Tất tần tật các vị trí ngành Marketing trong doanh nghiệp

3- Hãy nói về một chiến dịch marketing bạn đã từng tham gia?

Bạn hãy trình bày về chiến dịch marketing bạn đã tham gia. Hãy nêu cụ thể vai trò, nhiệm vụ của bạn trong chiến dịch đó. Qua đó bạn sẽ thể hiện được năng lực và kinh nghiệm của bản thân. Các kinh nghiệm trong quá khứ sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao tiềm năng của bạn và giúp bạn tạo ấn tượng tốt với họ.

Gợi ý câu trả lời: “Tôi đã từng tham gia chiến dịch quảng cáo trên facebook tại công ty trước đó. Trong chiến dịch này vai trò của tôi là sáng tạo nội dung. Với nhiệm vụ tối ưu nội dung tôi đã tạo ra những nội dung phù hợp với insight khách hàng. Đồng thời tôi cũng đưa ra các ý tưởng content phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.”

4- Bạn biết gì về digital marketing?

Digital marketing là một khái niệm rất rộng nên khi trả lời quá chi tiết bạn sẽ dễ mắc lỗi. Do đó bạn nên tìm ra khái niệm bao quát nhất và trả lời một cách ngắn gọn, súc tích.

Gợi ý câu trả lời: “Theo tôi hiểu digital marketing là hoạt động marketing qua internet. Hoạt động này bao gồm SEO, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội và xây dựng link. Digital marketing yêu cầu doanh nghiệp phải có mặt trên internet và bán được hàng trực tuyến qua web responsive.”

5- Bạn biết gì về thị trường mục tiêu của công ty chúng tôi?

Với câu hỏi này người phỏng vấn muốn tìm hiểu xem bạn có tìm hiểu về công ty họ hay không. Vì vậy bạn cần dành thời gian nghiên cứu về sản phẩm, thị trường, khách hàng và mục tiêu kinh doanh của công ty. Bạn có thể tìm thấy những thông tin này qua fanpage, website và qua các bài báo, tin tức về công ty họ.

Gợi ý câu trả lời: “Theo như tôi tìm hiểu thì thị trường mục tiêu của công ty là nhóm khách hàng nữ trong độ tuổi 18-22. Với sản phẩm là thời trang vintage, công ty hướng đến việc mang lại cho khách hàng trải nghiệm mua sắm mới mẻ và phong cách thời trang riêng biệt.”
phỏng vấn marketing

6- Bạn đã từng lên kế hoạch cho một dự án hoặc chiến dịch marketing nào hay chưa? Thành công bạn đạt được là gì?

Những câu hỏi như thế này rất phổ biến khi phỏng vấn ngành marketing. Khi hỏi câu này người phỏng vấn đang muốn tìm hiểu kinh nghiệm trước đó để đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty họ.

Bạn hãy trình bày kinh nghiệm làm việc của mình một cách rõ ràng, chi tiết. Hãy nói về các dự án do bạn lên kế hoạch và đạt được kết quả tốt. Đồng thời bạn cũng nên nói về những khó khăn bạn đã gặp phải cũng như giải pháp và bài học từ những khó khăn đó.

7- Bạn sẽ làm thế nào để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả với nguồn ngân sách hạn chế?

Phần lớn các doanh nghiệp đều muốn thực hiện chiến dịch marketing hiệu quả mà không phải tiêu tốn một khoản ngân sách quá lớn.

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức, khả năng xử lý và sự sáng tạo của ứng viên. Do đó bạn hãy mạnh dạn đưa ra ý tưởng xây dựng chiến lược marketing phù hợp với mức ngân sách mà họ đưa ra.

15 câu hỏi phỏng vấn marketing

8- Vì sao bạn chọn nghề marketing?

Ngoài câu hỏi này, nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một số câu hỏi khác như bạn biết gì về các sản phẩm của công ty chúng tôi? Hoặc vì sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi mà không phải công ty khác?

Thực chất nhà tuyển dụng đang sử dụng dạng câu hỏi này để kiểm tra kiến thức và trình độ của ứng viên. Vì thế ngoài việc chuẩn bị một bộ CV hấp dẫn, chuyên nghiệp thì bạn cũng cần tìm hiểu các thông tin về công ty cũng như lĩnh vực họ kinh doanh. Khi trả lời câu hỏi bạn hãy nói về những điểm nổi bật, thế mạnh và thành tựu mà công ty họ đã đạt được.

9- Khi xuất hiện những phản ứng tiêu cực của khách hàng về sản phẩm trên mạng xã hội bạn sẽ xử lý như thế nào?

Những phản ứng tiêu cực của khách hàng là điều bạn không thể tránh khi làm marketing. Thậm chí một marketer giỏi còn phải có sẵn kế hoạch giải quyết các vấn đề này ngay cả khi chưa xảy ra.

Bởi vậy khi hỏi câu này nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu cách bạn phản ứng trước những ý kiến tiêu cực và khả năng xử lý của bạn. Trong câu trả lời của mình bạn đừng tỏ ra áp lực với những nhận xét không tốt. Thay vào đó hãy thể hiện tâm lý sẵn sàng đón nhận và xem đó là bài học kinh nghiệm quý giá. Nếu được hãy cho thấy bạn có thể biến những điều tiêu cực thành tích cực.

10- Bạn thường sử dụng những công cụ hay phần mềm nào khi làm việc?

Làm việc trong ngành marketing bạn sẽ thường làm việc qua các phần mềm như Scraper, MailChimp, Ezimar, Chatty People,… Hãy nói về phần mềm bạn sử dụng thành thạo, nêu rõ các ưu điểm của phần mềm đó và lý do bạn chọn nó mà không phải các phần mềm khác.

Một bí kíp dành cho bạn là hãy nhắc đến phần mềm được nhắc đến trong tin tuyển dụng. Nếu bạn có thể sử dụng phần mềm đó thì bạn sẽ có lợi thế hơn các ứng viên khác. Còn trong trường hợp bạn chưa biết đến phần mềm đó thì hãy tìm hiểu về nó trước khi tham gia phỏng vấn.

11- Theo bạn ba kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực marketing là gì?

Với câu hỏi này bạn nên nhắc đến những kỹ năng được nêu trong tin tuyển dụng. Bởi vì điều này sẽ giúp bạn chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn hiểu rõ những kỹ năng mà họ cần ở ứng viên là gì.

Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau: “Trước tiên tôi nghĩ rằng kỹ năng giao tiếp xuất sắc rất cần thiết. Vì kỹ năng này sẽ giúp marketer trao đổi và trình bày ý tưởng hiệu quả. Bên cạnh đó khả năng sắp xếp công việc và dự đoán nhu cầu khách hàng cũng rất quan trọng.”
phỏng vấn marketing như nào
Xem thêm >>> Tất tần tật về vị trí Marketing Manager

12- Bạn dùng cách gì để luôn cập nhật kịp thời các kiến ​​thức và xu hướng marketing mới?

Để làm việc trong ngành marketing bạn cần phải thường xuyên cập nhật các kiến thức và xu hướng mới. Từ đó bạn mới có thể xây dựng các chiến lược marketing phù hợp và tác động được đến thị hiếu người tiêu dùng.

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn có phải người luôn chủ động cập nhật các kiến thức và kỹ năng mới hay chỉ chăm chăm làm việc.

Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau: “Tôi có theo dõi một số blog và đăng ký nhận bản tin marketing nên có thể dễ dàng cập nhật những kiến thức và xu hướng marketing mới nhất. Đôi khi những thông tin này chính là tài liệu tham khảo giúp tôi phát triển các kế hoạch marketing mới.”

13- Theo bạn marketing online và marketing truyền thống khác nhau như thế nào?

Đây là câu hỏi kiểm tra kiến thức marketing rất phổ biến. Bằng câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn kiểm tra xem bạn có hiểu đúng vai trò của marketing online hay không. Vì vậy bạn nên trả lời tập trung vào trọng tâm và bản chất của câu hỏi.

Gợi ý dành cho bạn: “Theo như tôi tìm hiểu được thì marketing truyền thống hay còn được biết đến là sale là việc đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng qua hình thức bán buôn, bán lẻ và bán tại cửa hàng. Trong khi đó marketing online là đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo, PR. So với marketing truyền thống thì marketing online có tác động lớn tới khách hàng và tạo sức kéo tốt hơn.

14- Bạn có những tố chất hay kỹ năng nào phù hợp với vị trí công việc này?

Khi hỏi câu này nhà tuyển dụng muốn hiểu rõ hơn về năng lực, tố chất của ứng viên và đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí đang tuyển.

Bạn nên nhắc đến các thế mạnh về tính cách cá nhân của mình như trung thực, chăm chỉ, tính kỷ luật cao,… Hoặc bạn có thể nói về các thế mạnh chuyên môn hay tính cách có liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển.

Bạn cũng cần lưu ý đến các kỹ năng làm việc, sự nhanh nhẹn, hoà đồng vì nhà tuyển dụng thường tìm kiếm những điều này ở ứng viên.

Gợi ý dành cho bạn: “Tôi là người chăm chỉ, lạc quan và có thể kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân. Tôi mong muốn có thể đem lại những giá trị và trải nghiệm tốt cho khách hàng để họ luôn cảm thấy hài lòng với những lựa chọn của mình.”

15- Theo bạn, đâu là những khó khăn bạn sẽ gặp phải khi làm công việc này?

Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết bạn đã tìm hiểu kỹ mô tả công việc và sẵn sàng với những khó khăn, thử thách trong công việc hay chưa.

Bạn hãy nêu ra một vấn đề khiến bạn cảm thấy lo ngại khi làm việc trong ngành marketing. Sau đó hãy trình bày biện pháp bạn dự định dùng để khắc phục vấn đề đó.

Gợi ý dành cho bạn: “Theo tôi cái khó của ngành marketing là phải luôn không ngừng đổi mới và sáng tạo. Vì vậy, tôi luôn cố gắng cập nhật các kiến thức và xu hướng marketing để không bị bỏ lại phía sau. Đồng thời tôi cũng áp dụng các kiến thức mới vào công việc để nâng cao hiệu suất làm việc.”

Ngoài kia có rất nhiều ứng viên marketing tài giỏi. Thế nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng bạn sẽ bước vào buổi phỏng vấn với phong thái tự tin, chuyên nghiệp nhất. Chúc bạn thành công chinh phục được nhà tuyển dụng và có được công việc bạn mong ước.

Dịch vụ headhunting - săn đầu người
>>> Bạn xem thêm: Định hướng nghề nghiệp marketing


HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080
Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com
Website: https://hrchannels.com/
Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet