Về cơ bản, viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm có thể không hề khó với những ai đã biết rõ về mục tiêu của mình, có kinh nghiệm tìm việc làm nói chung và ứng tuyển các vị trí trong ngành bảo hiểm nói riêng. Dù vậy, đây chắc chắn vẫn là một nhiệm vụ khó với ứng viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm. Nếu bạn đang quan tâm tới việc làm sao để viết tốt CV xin việc bảo hiểm, đặc biệt là phần mục tiêu thì hãy cùng JobOKO tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau đây nhé.
I. Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm là gì?
Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm là mục tiêu nghề nghiệp, định hướng sự nghiệp của bất kỳ ai làm việc trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm – chẳng hạn như nhân viên tư vấn bảo hiểm, chuyên viên kinh doanh bảo hiểm, thẩm định viên bảo hiểm,… Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm được chia làm mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, phản ánh mong muốn, kỳ vọng, tham vọng và quyết tâm của mỗi cá nhân. Nhà tuyển dụng cũng sẽ quan tâm, chú ý tìm hiểu mục tiêu của ứng viên để có thể so sánh, đánh giá xem liệu bạn có phải người phù hợp nhất với công việc và môi trường làm việc, định hướng của công ty.
II. Tìm ra mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm có lợi ích gì?
1. Những lợi ích của việc xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm ngay từ đầu
Ngay từ khi cân nhắc tới các cơ hội việc làm bảo hiểm mà bạn đã xác định rõ kỳ vọng, mục tiêu, thành công mình muốn hướng tới, điều đó sẽ rất có ích cho sự nghiệp là bởi vì:
- Bạn có mục tiêu rõ ràng để hướng đến, sẽ không “rẽ ngang rẽ dọc” sang các lối đi khác, không dễ dàng bỏ cuộc khi gặp khó khăn trong công việc – nhất là khi việc làm bảo hiểm ngày nay cạnh tranh rất khốc liệt, áp lực về doanh số khá lớn.
- Tham vọng giúp bạn trở nên cạnh tranh, sáng tạo, thử nhiều cách để trở thành một nhân sự thành công trong ngành bảo hiểm.
- Kiên trì, kiên nhẫn và quyết tâm hơn.
- Có cơ sở để cung cấp thông tin liên quan về mục tiêu nghề nghiệp, chứng minh mức độ phù hợp với vị trí tư vấn bảo hiểm, kinh doanh bảo hiểm,… mà NTD đang tuyển.
- Có thể rõ ràng về các yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm để phát triển bản thân, chuẩn bị sẵn sàng hơn cho cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong lĩnh vực bảo hiểm – ví dụ kỹ năng mềm, giao tiếp, sales, chốt đơn, tư vấn,…
III. Hướng dẫn chi tiết cách viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm
- Hiểu về ngành bảo hiểm nói chung và con đường sự nghiệp bảo hiểm
Ở Việt Nam, ngành bảo hiểm phát triển bùng nổ, được xem là lĩnh vực mang lại thu nhập trung bình cao nhất trong các khối ngành. Tuy nhiên, đặc điểm là chất lượng nhân sự chưa đồng đều, hơn nữa cạnh tranh để tìm kiếm khách hàng tiềm năng khá khó khăn. Bạn cần hiểu được thực trạng thị trường bảo hiểm như vậy để dự đoán cơ hội phát triển của bản thân, từ đó đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn sao cho phù hợp với bằng cấp, năng lực, kinh nghiệm.
Bên cạnh đó, việc biết lộ trình sự nghiệp cho từng vị trí cũng quan trọng không kém với mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm. Chẳng hạn, từ nhân viên tư vấn bảo hiểm – leader – phó phòng – trưởng phòng – giám đốc chi nhánh – giám đốc khu vực,… Trong khi thẩm định viên bảo hiểm thì con đường sự nghiệp lại khác.
- Tuân thủ nguyên tắc viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm
Sau tất cả những bước tìm tòi, nắm được thông tin như trên, đã đến lúc bạn bắt tay vào viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm trong CV xin việc. Những nguyên tắc sau đây sẽ giúp bạn đảm bảo viết phần mục tiêu thật chuẩn xác, ấn tượng và thể hiện sự chuyên nghiệp.
Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm nên:
- Rõ ràng, ngắn gọn theo gạch đầu dòng, trong đó đề cập tới ít nhất 2 – 3 mục tiêu của bạn, bao gồm cả mục tiêu ngắn, trung và dài hạn.
- Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm nên gắn liền với ngành bảo hiểm, thể hiện rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
- Mục tiêu cũng cần phù hợp với điều kiện cá nhân của bạn – đã có kinh nghiệm làm bảo hiểm bao giờ hay chưa, bằng cấp của bạn như thế nào,…
- Mục tiêu cho thấy tham vọng trong ngành bảo hiểm, nhấn mạnh rằng bạn hiểu đây là một ngành cạnh tranh nhưng quyết tâm, lòng yêu nghề sẽ giúp bạn kiên trì và thành công.
Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm trong CV không nên:
- Viết quá dài.
- Trình bày trực tiếp về thu nhập, chế độ phúc lợi bạn muốn có được từ công việc bảo hiểm (cho dù về bản chất bạn làm nghề này vì thu nhập cao đi chăng nữa).
- Mục tiêu quá khiêm tốn hoặc quá “ảo”, không có khả năng đạt được.
- Viết mục tiêu bảo hiểm nhưng lại định hướng làm IT, marketing,… không đúng ngành.
IV. Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm theo vị trí, kinh nghiệm (kèm mẫu)
- Mục tiêu nghề nghiệp tư vấn bảo hiểm
Nhân viên tư vấn bảo hiểm có 1 năm kinh nghiệm làm nhân viên sales lĩnh vực bán lẻ, có kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thuyết phục xuất sắc, mong muốn được thử sức trong lĩnh vực năng động, cạnh tranh nhất hiện nay là bảo hiểm.
Chăm chỉ, kiên nhẫn và chịu được áp lực công việc, tôi tự tin có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, luôn đạt và vượt KPI, có thể thăng tiến lên trưởng nhóm sau 2 năm làm việc và đảm nhiệm các chức vụ quản lý cấp cao hơn trong công ty sau khoảng 3-5 năm.
- Mục tiêu nghề nghiệp chuyên viên kinh doanh bảo hiểm
Chuyên viên kinh doanh bảo hiểm có kinh nghiệm 3 năm trong nghề, có kỹ năng tư vấn và chốt sales hiệu quả, nhanh nhẹn và mạng quan hệ rộng, data khách hàng tiềm năng đa dạng, kỳ vọng được phát triển sự nghiệp trong công ty bảo hiểm uy tín nhất Việt Nam hiện nay.
Mong muốn cung cấp các dịch vụ bảo hiểm chất lượng cho khách hàng, góp phần tạo dựng uy tín, thương hiệu tích cực hơn nữa cho công ty, đảm bảo các chỉ tiêu doanh số và thăng tiến lên trưởng phòng kinh doanh sau 4 năm làm việc.
- Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm cho ứng viên chưa có kinh nghiệm
Nhân viên tư vấn bảo hiểm mới ra trường, chăm chỉ và nỗ lực, chịu khó, mong muốn được học hỏi và phát triển sự nghiệp bản thân trong lĩnh vực bảo hiểm.
Với tinh thần cầu tiến và vốn kiến thức cơ sở về quản trị kinh doanh, tư duy bán hàng, kỹ năng giao tiếp khéo léo, tôi kỳ vọng có thể sớm thích nghi với môi trường làm việc, tích lũy kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia bảo hiểm trong công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có thể thăng tiến lên trưởng nhóm sau 3 năm cống hiến.
- Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm cho ứng viên ít kinh nghiệm
Nhân viên khách hàng cá nhân sản phẩm bảo hiểm có kinh nghiệm 6 tháng làm việc toàn thời gian, chăm chỉ, yêu nghề, đặt mục tiêu trở thành một chuyên gia bảo hiểm sau 5 năm nữa.
Về ngắn hạn, tôi mong muốn có thể tích lũy kiến thức, am hiểu sâu về các sản phẩm bảo hiểm, chứng minh được năng lực qua thành tích ký hợp đồng vượt doanh số, đóng góp cho thành công chung của công ty, đồng thời đưa những dịch vụ bảo hiểm chất lượng và uy tín tới khách hàng.
- Mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm cho ứng viên nhiều kinh nghiệm
Chuyên viên tư vấn sản phẩm bảo hiểm có 4 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, có chứng chỉ bảo hiểm nhân thọ, nhiệt tình và năng động, kiên nhẫn, giỏi tiếp xúc khách hàng và xuất sắc trong kỹ năng sales nói chung. Mục tiêu ngắn hạn của tôi là được đóng góp năng lực, sự cố gắng của mình cho các mục tiêu chung của công ty, từ đó đạt được kỳ vọng của bản thân về phát triển sự nghiệp, thu nhập cũng như thăng tiến.
Trong dài hạn, tôi kỳ vọng có thể đạt được thành tựu xuất sắc, được công ty tin tưởng bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao sau từ 3 – 5 năm.
Qua các mẫu hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm kể trên, chắc hẳn bạn đã hình dung rõ hơn về cách trình bày cũng như điều chỉnh nội dung dựa theo vị trí, số năm kinh nghiệm,… rồi đúng không? Để có sự chuẩn bị hoàn hảo nhất thì chắc chắn, tìm hiểu về cách trả lời phỏng vấn về mục tiêu nghề nghiệp sẽ là vô cùng cần thiết.
Cuối cùng, kiểm tra lại một lần nữa phần mục tiêu nghề nghiệp bảo hiểm nói riêng và CV xin việc bảo hiểm nói chung sẽ là việc cần thiết bạn nhất định phải làm trước khi ứng tuyển. Chúc bạn thành công với vai trò mới trong nghề bảo hiểm nhiều cơ hội!