Thực sự kinh nghiệm trong CV đóng một vai trò rất quan trọng cho quyết định tuyển dụng. Thiếu kinh nghiệm, chưa có kinh nghiệm, kinh nghiệm không phù hợp,.. là những lý do rất phổ biến khi nhà tuyển dụng từ chối ứng viên.
Nhưng làm thế nào để đưa kinh nghiệm vào CV một cách hợp lý. Hãy cùng thực hiện theo các bước sau
Xây dựng bố cục kinh nghiệm trong CV hợp lý
Kinh nghiệm trong CV nên được chia theo bố cục tại từng doanh nghiệp bạn đã làm. Trong mỗi doanh nghiệp đó nếu rõ vị trí, thời gian làm việc, chức danh. Ưu tiên các doanh nghiệp đã làm trước thì viết trước. Cụ thể như sau:
- Hãy lưu ý tên công ty bạn trước đây làm việc là dòng đầu tiên. Nó cho các nhà tuyển dụng biết được những doanh nghiệp nào bạn đã làm. Thông qua các doanh nghiệp đó, họ có thể phán đoán bạn có phù hợp với ngành mà công ty đang hoạt động hay không
- Dòng tiếp theo hãy ghi rõ thời gian bạn làm việc tại công ty đó. Thời gian dù ngắn hay dài đều có ý nghĩa nhất định trong CV. Bao lâu thì bạn nên thay đổi công việc một lần? Bạn làm việc tại doanh nghiệp đó là quá ngắn hay quá dài? Tất cả đều quan trọng với nhà tuyển dụng. Do đó hãy ghi thời gian một cách chính xác.
- Vị trí làm việc của bạn ở công ty cũ là dòng quan trọng tiếp theo. Công việc trước đây bạn làm đóng một vai trò quan trọng trong việc tích lũy các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm. Dù là thực tập hay học việc, chuyên viên, quản lý,… Chức danh nào cũng đáng để đưa vào CV của bạn.
- Hãy sắp xếp các kinh nghiệm trong CV theo thứ tự thời gian. Những gì làm trong thời gian gần đây viết trước. Nó sẽ giúp các nhà tuyển dụng thấy được kinh nghiệm gần nhất của bạn. Những gì bạn vừa học được và có thể áp dụng ngay vào trong công việc.
Viết rõ những nội dung công việc bạn đảm nhận ở từng vị trí
Nếu bạn có thể tự mình viết ra các nội dung công việc bạn làm, điều đó rất tốt. Nhưng nếu kỹ năng viết của bạn chưa tốt, hoặc bạn chưa tự tin, hãy xin mô tả công việc từ phòng nhân sự. Hoặc tìm các thông tin đăng tuyển về vị trí của bạn trước đây. Một nội dung công việc bạn từng làm chuẩn sẽ giúp người đọc rất nhiều.
Bên cạnh đó bạn cũng cần có sự điều chỉnh nội dung công việc hợp lý. Kinh nghiệm trong CV cần được viết một cách súc tích, ngắn gọn nhưng đầy đủ. Hãy đưa ra những gì bạn làm thường xuyên và quan trọng lên trước. Những gì mang tính phát sinh và không thường xuyên để sau cùng. Hoặc bạn cũng có thể lược bỏ nó.
Tránh những công việc hay nội dung trùng lặp
Nếu bạn làm những công việc ít thay đổi về mặt nội dung, cách thức thực hiện, đừng viết lại những gì ở công ty trước vào công ty sau. Nó cho các nhà tuyển dụng thấy bạn thay đổi công việc nhưng chẳng phát triển được gì.
Hãy tập trung vào những gì mới mẻ ở các doanh nghiệp. Những gì mà bạn được phát triển thêm. Tránh viết lặp đi lặp lại một nội dung mà chỉ thay đổi tên doanh nghiệp.
Mỗi doanh nghiệp dù là cùng một vị trí nhưng sẽ luôn có những điểm khác nhau. Những thứ đáng để học tập. Hãy tìm ra nó và đưa vào CV của bạn
Tập trung vào những công ty gần đây nhất
Công ty bạn làm gần đây nhất sẽ được ưu tiên nhất ở phần kinh nghiệm trong CV. Vì là gần nhất nên các kiến thức bạn học được cũng mới nhất. Các kỹ năng sẽ hợp thời nhất. Và bạn sẽ thông thạo một số thao tác nhất so với các doanh nghiệp đã làm từ rất lâu.
Hãy cố đào sâu công việc bạn làm gần đây nhất xem các nội dung nào bạn đã thành thạo. Những công việc nào bạn hoàn thành rất tốt. Những gì cập nhật mới nhất bạn đã được học. Đưa chúng vào CV.
Những doanh nghiệp làm lâu hơn, bạn chỉ cần kiểm tra lại các nội dung nào bị trùng lặp, hoặc công việc nào đã lỗi thời, và loại bỏ nó ra khỏi CV. Những việc làm quá xa đôi khi một số công việc không còn phù hợp ở thời điểm hiện tại. Việc bạn viết vào CV cũng sẽ không có một lợi ích nào cho bạn.
Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm ứng viên phù hợp, các kỹ năng hợp thời, các kiến thức được cập nhật. Những thứ đã cũ và không còn dùng được nữa, hãy loại bỏ hoàn toàn khỏi CV. Bên cạnh đó hãy luôn cập nhật kỹ năng và kiến thức của bạn.
Và nếu bạn không có kinh nghiệm trong CV
Bạn hãy xem lại mình có đi làm thêm, thực tập, học việc hay tham gia các khóa học ngắn hạn nào hay không. Nếu có hãy đưa hết vào trong CV. Không cần kinh nghiệm làm việc chính thức, đôi khi các nhà tuyển dụng cũng sẽ cân nhắc thêm các quá trình làm việc không chính thức của bạn. Miễn là nó có giá trị với vị trí bạn ứng tuyển.
Nếu bạn hoàn toàn không có gì cả.Hãy đi thực tập. Hãy đi học việc. Hãy học thêm. Đừng ngại vấn đề thời gian, tuổi tác,… Tất cả mọi thành công đều cần có một sự khởi đầu. Và hãy cố gắng học tập tốt nhất trong giai đoạn đầu của sự nghiệp
Kinh nghiệm trong CV cần viết chân thực
Các nhà tuyển dụng không cần kinh nghiệm trong CV bạn quá xuất sắc. Họ không tìm người giỏi nhất. Họ tìm người phù hợp nhất.
Đừng cố nói quá về bản thân. Những gì đã thực sự làm hãy đưa vào CV. Và hãy đảm bảo chắc chắn rằng nếu được hỏi về những gì bạn đã làm, bạn có thể trả lời nó một cách rõ ràng, rành mạch.
Bạn sẽ không thể giải thích một việc theo cách rõ ràng, đơn giản nếu như bạn không nắm chắc được nó. Tránh khai gian CV. Vì sớm muộn sự thật cũng sẽ được phơi bày.