Bằng cấp – chưa tốt nghiệp tìm việc làm

Nếu bằng cấp là một trong các tiêu chí để đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên đối với công việc, thì chưa tốt nghiệp tìm việc làm được hay không? Không phải bất cứ vị trí tuyển dụng nào mức độ cân nhắc về yếu tố này đều như nhau.

Vị trí nào thực sự cần bằng cấp

Với các vị trí có yêu cầu chuyên môn sâu hoặc liên quan đến các kiến thức ngành học đặc thù, hoặc một số vị trí yêu cầu tay nghề thực hành thực tiễn, bằng cấp hoặc chứng chỉ chính là một thước đo quan trọng trong việc đánh giá liệu bạn có đáp ứng được với các yêu cầu của công việc hay không.

Đối với các vị trí lao động phổ thông hoặc yêu cầu mức chuyên môn, tay nghề là không nhiều thì khía cạnh này hầu hết ít được xem trọng. Do đó để có một câu trả lời chính xác cho vấn đề bằng cấp chứng chỉ trong tìm việc làm, chúng ta có thể đi từ chính yêu cầu công việc của vị trí trong Mô tả công việc mà bạn mong muốn.

Thông tin doanh nghiệp yêu cầu

Bạn cũng hãy quan tâm đến số lượng cần tuyển dụng của vị trí và thông tin về quy mô của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ hoặc các vị trí mang tính đặc thù thì cơ hội để các bạn được đào tạo về kỹ năng hoặc chuyên môn cho công việc đó sẽ không nhiều. Khi đó những gì bạn học được hoặc thực hành được sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bạn có được nhận làm việc hay không – và bằng cấp là cái sẽ được cân nhắc.

Tuy nhiên với các công ty, tập đoàn có quy mô lớn, quy trình đồng nhất cùng một hệ thống hỗ trợ học tập tốt, bạn có thể không cần quá xuất sắc ở một kỹ năng hoặc thiếu một vài bằng cấp không quá quan trọng cũng không phải là một vấn đề to lớn.

Nếu bạn chưa học xong

Nếu bạn đang theo một khóa học dù là chính quy hay bổ sung kỹ năng kiến thức nhưng vẫn chưa hoàn thành. Bạn cần một thời gian ngắn nữa để hoàn tất và nhận chứng chỉ của việc học tập, rèn luyện đó. Bạn vẫn có thể cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng rằng bạn đang theo học hoặc đang hoàn thành chương trình.

Nó cung cấp cho nhà tuyển dụng một góc nhìn khác về việc bạn có quan tâm, đang theo đuổi một chương trình một cách nghiêm túc.

Sẽ càng tốt hơn nếu bạn nắm vững những kiến thức hoặc kỹ năng của việc học tập đó và trình bày được cho nhà tuyển dụng. Thực sự, các nhà tuyển dụng dường như không đi tìm bằng cấp ở ứng viên. Họ đi tìm những cá nhân có các nền tảng phù hợp với yêu cầu công việc và nếu được tạo điều kiện sẽ áp dụng những gì đã học tập được vào việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Không ai đi tìm một tờ giấy A4 có đóng dấu đỏ nhưng trên thực tế việc tích lũy và vận dụng những gì đã học vào công việc là hầu như rất ít.

Vậy, mấu chốt điều ở đây chính là bạn hãy nắm chắc bạn đang học và theo đuổi những gì. Thể hiện nó ra với nhà tuyển dụng rằng bạn có một thái độ nghiêm túc với sự học tập của mình, và luôn nỗ lực để rèn luyện những gì bạn đã tích lũy được.

Đó là một trong những điểm tạo nên sự khác biệt rất lớn giữa các ứng viên với nhau. Bằng cấp chỉ là một trong các yếu tố được cân nhắc giữa các ứng viên, không là tất cả.