Khi nào mô tả công việc không chính xác

Đã bao giờ bạn ứng tuyển vào một vị trí với Mô tả công việc không chính xác? Chức danh tương tự như chức danh bạn đang làm việc, và yêu cầu cũng khá tương đồng. Tuy nhiên sau khi bạn gửi CV về cho nhà tuyển dụng thì chờ mãi không thấy hồi âm lẫn lịch hẹn phỏng vấn.

Ai trong quá trình tìm kiếm việc làm cũng sẽ đôi khi gặp phải những tình huống như vậy.

Môt tả công việc là gì

Bảng mô tả công việc có những gì

Có khá nhiều bài viết và tài liệu viết về Bảng mô tả công việc. Cơ bản nó cho bạn biết vị trí đó là gì, cấp bậc ra sao, những công việc trách nhiệm chính là gì, bạn sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ gì trong công việc, yêu cầu của người đàm nhiệm vị trí đó phải có các năng lực phẩm chất như thế nào, …

Bảng mô tả công việc là một tuyên bố cho những gì công ty đánh giá về vị trí, các nhiệm vụ của vị trí cũng như phẩm chất của người đảm nhiệm.

Một số doanh nghiệp còn thêm vào các khóa đào tạo và lộ trình thăng tiến dành cho vị trí. Căn cứ vào mô tả công việc của vị trí tuyển dụng, những người làm công tác nhân sự sẽ chọn lọc các thông tin phù hợp và đăng tuyển, thông báo đến các ứng viên tiềm năng.

Tại sao mô tả công việc không chính xác

Mô tả công việc đó không thực sự phản ánh đúng những gì mà công việc đó yêu cầu

Đó là lỗ hổng đầu tiên khiến cho việc bạn từ chối dù đáp ứng đủ các yêu cầu tuyển dụng. Để hình thành nên một bảng mô tả công việc chuẩn với nội dung xác thực cần yếu tố năng lực và kỹ năng của người làm nhân sự lẫn quản lý chuyên môn của cấp trưởng bộ phận.

Vị trí mới phát sinh

Trong một số tình huống các vị trí tuyển dụng mới phát sinh và chưa hề có trong cơ cấu tổ chức từ trước đến nay. Các nhà tuyển dụng và quản lý bộ phận ngồi lại với nhau để biên soạn mô tả công việc cho vị trí đó khi nó chưa thực sự tồn tại và thực thi.

Những gì hôm nay được mô tả và thống nhất thì đến một vài ngày sau hoàn toàn có thể bổ sung và thay đổi. Đó là một quá trình thử sai và những gì các nhà tuyển dụng đăng tuyển hôm nay, có lẽ đến ngày mai không còn chính xác nữa.

Sao chép mô tả công việc

Việc sao chép Bảng mô tả công việc.

Điều này không phải là một vấn đề xấu hay mang tính tiêu cực. Rất nhiều những người biên soạn bảng mô tả công việc cần tham khảo các vị trí tương tự ở công ty khác và chọn lựa thông tin làm chất để viết nên tư liệu cho chính bộ phận của mình.

Đôi khi sự am hiểu về chính công việc của bộ phận là chưa đủ tốt dẫn đến có những điểm thật sự không hề phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng. Chỉ khi các nhà quản lý thực sự hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn tại doanh nghiệp và bộ phận mình đang tuyển dụng thì Bảng mô tả công việc đó mới thực sự là tư liệu tham khảo tuyển dụng đáng giá được.

Thời gian lập mô tả công việc

Mô tả công việc đó đã được lập cách đây bao lâu.

Ngoài ra bộ phận mà doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân sự trong suốt thời gian từ lúc lập Mô tả công việc cho các vị trí đến nay liệu có thay đổi, biến động hay không.

Khi một doanh nghiệp có sự thay đổi trong quy mô hoạt động (gia tăng quy mô nhân lực hoặc thu gọn bộ máy) đều ảnh hưởng ít nhiều đến các vị trí công việc. Đó là chưa kể đến việc thu hẹp phạm vi kinh doanh hay mở rộng sang các lĩnh vực khác.

Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp rằng liệu các vị trí hiện tại có nên được chuyên môn hóa nhiều hơn hay kiêm nhiệm xuyên chức năng hơn. Nó khiến một cá nhân có thể tăng hoặc giảm số lượng đầu mục công việc một cách đáng kể. Và với việc thay đổi này, nếu bộ phận nhân sự không kịp thời cập nhật mô tả công việc thì dường như những thông tin được công bố và những gì mà các trưởng bộ phận kỳ vọng ở nhân viên cần được tuyển dụng đã có những sai lệch không ít.

Thay đổi nội dung công việc

Các nhà tuyển dụng cũng góp một phần không nhỏ vào việc các bạn không phù hợp với công việc dù đạt được mọi tiêu chí tuyển dụng đề ra.

Việc theo dõi sự hiệu lực của Bảng mô tả công việc chính là một trong những trách nhiệm của người làm tuyển dụng. Bên cạnh đó, cũng như tất cả các vị trí khác trong doanh nghiệp, sẽ luôn có những nhân viên xuất sắc, trung binh và cần nỗ lực hơn.

Và điều này không ngoại trừ trong bộ phận tuyển dụng nhân sự. Một nhà tuyển dụng còn non trẻ chưa hiểu rõ các vị trí công việc trong doanh nghiệp lẫn kỹ năng đọc CV còn nhiều điểm cần cải thiện. Và đôi khi CV của bạn bị lọt qua vòng sàng lọc, không đến được những người đủ chuyên môn.

Không hẳn do các bạn năng lực không phù hợp, mà đôi khi chỉ là vì các yếu tố khách quan dẫn đến chưa có cơ hội.